Trang tìm việc

Trang tìm việc miễn phí, mang đến cơ hội tuyển dụng việc làm nhanh và hiệu quả cho ứng viên. Cùng tìm hiểu chi tiết những thông tin tuyển dụng mới nhất từ những nhà tuyển dụng hàng đầu trên cả nước.

Sinh viên tốt nghiệp ngành luật ra làm công việc gì?

Bạn đang là sinh viên ngành luật. Bạn không biết ” Học ngành luật ra làm gì?” và ” Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ra sao?”. Hãy cùng trangtimviec tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ngành luật là gì?

Ngành luật là một ngành tương đối rộng. Đây là đơn vị cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật. Bao gồm các quy định pháp luật điều chỉnh một loại quan hệ xã hội có cùng tính chất, nội dung thuộc lĩnh vực đời sống xã hội nhất định. Học ngành luật, bạn sẽ được đào tạo kiến thức về pháp luật. Tùy thuộc vào mỗi chuyên ngành mà bạn sẽ được trang bị kiến thức khác nhau. Ví dụ, học luật dân sự, bạn sẽ được trang bị thêm những kiến thức về quan hệ pháp luật dân sự, lao động, hôn nhân và gia đình.

 

f:id:PhuongLoan:20200701114122p:plain

Học ngành luật ra làm gì?

" Học ngành luật ra làm gì?" Sau khi tốt nghiệp ngành luật bạn có rất nhiều lựa chọn nghề nghiệp cụ thể như: 

  • Công chứng viên
  • Luật sư
  • Trợ giúp viên pháp
  • Cộng tác viên của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước
  • Thẩm phán
  • Kiểm sát viên
  • Điều tra viên vụ việc cạnh tranh
  • Thành viên hội đồng cạnh tranh
  • Quản tài viên
  • Chấp hành viên
  • Báo cáo viên pháp luật
  • Giám thị, Phó giám thị, Trưởng phân trại, Phó trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó đội trưởng trại giam
  • Người làm công tác pháp chế thuộc các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, bệnh viện, trường học
  • Tư vấn viên pháp luật
  • Kiểm tra viên ngành Kiểm sát
  • Thừa phát lại
  • Thư ký Tòa án
  • Giảng viên ngành Luật
  • Trợ lý luật sư

f:id:PhuongLoan:20200701114440p:plain

Xem thêm: 

Học ngành quản trị kinh doanh ra làm công việc gì?

Việc làm sau khi tốt nghiệp ngành thú ý

Học ngành luật ra làm ở đâu?

Sau khi tốt nghiệp ngành luật thì bạn có thể làm việc tại:

  • Viện kiểm sát: Với ba cấp rõ ràng theo quy định của Nhà nước về cơ cấu bộ máy Nhà nước: Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
  • Viện kiểm sát nhân dân tỉnh - thành phố trực thuộc trung ương. Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện - thị xã - thành phố … trực thuộc tỉnh.
  • Cơ quan thi hành án: Bạn sẽ trở thành Chấp hành viên,
  • Phòng công chứng của Nhà nước: Bất cứ tỉnh, thành phố, huyện, xã nào cũng sẽ có phòng công chứng thuộc Sở Tư pháp. Nhu cầu công chứng của người dân ngày càng nhiều, cho nên các phòng công chứng ngày càng có nhu cầu cao đối với các cán bộ làm việc tại các phòng công chứng này.
  • Làm việc tại Bộ tư pháp: Bộ Tư pháp chính là cơ quan quản lý của Chính phủ đối với các vấn đề pháp luật. Với nhiều đơn vị trực thuộc và các cơ sở đào tạo, các cơ quan báo chí… Cho nên nhu cầu về nguồn nhân lực làm việc trong Bộ Tư pháp là rất lớn. Các bạn có thể làm việc ở các phòng Tư pháp ở địa phương, tỉnh, thành phố, quận huyện hay thị xã.
  • Làm việc tại Bộ phận pháp chế: Bạn có thể nỗ lực để làm việc trong bộ phận pháp chế tại các Văn phòng của Quốc hội, văn phòng Chính phủ, các Bộ, Ban ngành đoàn thể… Bạn sẽ đảm nhiệm công việc và nhiệm vụ tham mưu cho các lãnh đạo về pháp luật cũng như là việc soạn thảo những văn bản pháp luật.

=> Ứng tuyển các vị trí ngành luật đang được tuyển dụng tại website tìm việc iJobs

 

f:id:PhuongLoan:20200701114633p:plain

Mức lương ngành luật

Khi trở thành luật sư, thư ký luật, kiểm sát viên,... thì các bạn có nhiều cơ hội để tìm kiếm viec lam hái ra tiền. Tùy vào từng chuyên ngành luật mà các bạn có thể nhận được mức lương khác nhau. Trong đó có rất nhiều công việc giúp bạn hái ra tiền.

Càng làm việc ở các vị trí cao, làm việc trong các văn phòng luật Nhà nước thì các bạn càng có cơ hội nhận được nhiều tiền cho mỗi vụ kiện, mỗi lần xử lý các vấn đề về pháp luật. Những luật sư có thể nhận được hàng chục triệu đồng hàng tháng, thậm chí là hàng trăm triệu nếu như liên tục nhận các vụ kiện lớn.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc " học ngành luật ra làm gì" và đưa ra quyết định lựa chọn một công việc phù hợp với bản thân. Chúc bạn gặt hái được nhiều thành công trong tương lai!