Trang tìm việc

Trang tìm việc miễn phí, mang đến cơ hội tuyển dụng việc làm nhanh và hiệu quả cho ứng viên. Cùng tìm hiểu chi tiết những thông tin tuyển dụng mới nhất từ những nhà tuyển dụng hàng đầu trên cả nước.

Sinh viên ngành giao thông vận tải sau khi tốt nghiệp làm công việc gì?

Trong những năm gần đây, ngành giao thông vận tải luôn thu hút rất nhiều bạn trẻ theo học. Đây là ngành học siêu hấp dẫn với mức lương tốt và tương lai công việc rộng mở. Vậy “ Học giao thông vận tải ra làm gì?” . Hãy cùng trangtimviec tìm hiểu vấn đề này nhé!

Giao thông vận tải là ngành gì?

Giao thông vận tải là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt, cũng trực tiếp tạo ra giá trị và giá trị gia tăng trong quá trình thực hiện chức năng của mình. Giữ cho huyết mạch giao thông của đất nước luôn thông suốt là nhiệm vụ của ngành. Có 5 loại hình Giao thông vận tải cơ bản: Vận tải đường sắt, Vận tải đường bộ, Vận tải đường thủy, Vận tải hàng không, Vận tải bằng đường ống (đường ống vận chuyển nhiên liệu, nguyên liệu rời).

f:id:PhuongLoan:20200617122307p:plain

Cơ hội việc làm ngành giao thông vận tải ngày nay

Trong chiến lược phát triển của Việt Nam hiện nay, giao thông vận tải (GTVT) được xác định là một bộ phận quan trọng của kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, một trong ba khâu đột phá, cần ưu tiên đầu tư phát triển đi trước một bước với tốc độ nhanh, bền vững nhằm tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thông qua chiến lược phát triển giao thông vận tải như đã nêu ở trên cũng như theo kinh nghiệm phát triển của các nước trên thế giới thì nhu cầu nguồn lao động kỹ thuật cao trong ngành xây dựng công trình giao thông sẽ ngày càng cao ở Việt Nam trong vòng ít nhất là 20 năm, thậm chí là 50 năm tới, để hướng tới hoàn thiện một hệ thống hạ tầng giao thông vận tải ổn định đáp ứng phù hợp nhu cầu của xã hội.

Dự báo từ nay đến năm 2020, nhu cầu nhân lực ngành xây dựng, trong đó có ngành xây dựng công trình giao thông mỗi năm tăng thêm 400.000 - 500.000 người.

Rõ ràng rằng cơ hội việc làm đối với sinh viên tốt nghiệp ngành giao thông vận tải và các ngành liên quan như kinh tế xây dựng hay kế toán, quản lý xây dựng là hoàn toàn sáng sủa.

f:id:PhuongLoan:20200617123950p:plain

Học giao thông vận tải ra làm gì?

" Học giao thông vận tải ra làm gì?" Ngành giao thông vận tải là một chuyên ngành không thể thiếu cho sự phát triển của nền kinh tế và văn minh của một quốc gia. Cơ hội việc làm cho các bạn sinh viên sau khi ra trường cũng rất lớn. Sau đây là một số các gợi ý về việc làm trong ngành giao thông vận tải bạn có thể lựa chọn cho mình:

Kỹ sư về kinh tế giao thông vận tải

Với các loại hình giao thông vận tải như hiện nay ở nước ta thì các kỹ sư kinh tế giao thông vận tải cần đưa ra được các giải pháp, các phương án để phát triển và khai thác hiệu quả kinh tế của các loại hình vận tải trên.

Công việc khi trở thành một kỹ sư kinh tế giao thông của bạn rất đa dạng, tùy thuộc vào vị trí bạn công tác và nơi bạn công tác, cùng với chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp của bạn. Các công việc bạn thường làm là: nghiên cứu và lập kế hoạch về phát triển kinh tế, lập dự án đầu tư, tham vấn về sản xuất kinh doanh cho lãnh đạo.

f:id:PhuongLoan:20200617124303p:plain

Nhà quản trị kinh doanh giao thông vận tải của doanh nghiệp

Bạn yêu thích quản trị kinh doanh và muốn làm việc trong lĩnh vực giao thông vận tải thì đây là một lực chọn nghề nghiệp bạn không nên bỏ qua. Công việc khi làm về quản trị kinh doanh giao thông vận tải là hoạch định chiến lược, hoạch định chính sách, và xây dựng kế hoạch kinh doanh, và tổ chức các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Bạn có thể làm việc trong các cơ quan nhà nước, trong các công ty về xây dựng công trình giao thông, công ty vận tải hành khác, công ty về vận tải hàng hóa,…

XEM THÊM: Học ngành đông phương học ra làm công việc gì?

Kỹ sư xây dựng công trình giao thông

Đây là lựa chọn bạn không nên bỏ qua cho bản thân về nghề nghiệp liên quan đến giao thông vận tải. Bạn có thể là kỹ sư xây dựng công trình giao thông vận tải chuyên sâu về cầu hần, về đường sắt, đường bộ,…

Công việc khi bạn là một kỹ sư công trình giao thông vận tải phải làm như sau: Thiết kế công trình giao thông vận tải, nghiên cứu về các công trình giao thông vận tải, tư vấn và giám sát và quản lý dự án xây dựng công trình giao thông vận tải và tiến độ thi công của các công trình giao thông vận tải.

f:id:PhuongLoan:20200617124150p:plain

Truy cập ngay vào website tuyển dụng ijobs để ứng tuyển vị trí kỹ sư xây dựng công trình giao thông.

Kỹ sư quy hoạch và quản lý giao thông vận tải

Vấn đề về quản lý và quy hoạch giao thông vận tải nước ta luôn là vấn đề nóng và đòi hỏi các giải pháp hiệu quả và tốt nhất về giao thông vận tải. Khi làm việc trong lĩnh vực này bạn cần làm những công việc như tổ chức các hoạt động điều hành, nghiên cứu để xây dựng kế hoạch về quy hoạch dự án, và tổ chức các hoạt động quản lý giao thông phù hợp với từng vùng.

Kỹ sư điều khiển quá trình vận tải của các doanh nghiệp vận tải

Đây cùng là lựa chọn hay cho việc làm trong tương lai của bạn. Khi là một kỹ sư điều khiển các quá trình vận tải bạn cần làm những công việc như điều khiển và điều hành quá trình vận tải của doanh nghiệp, chỉ huy việc vận tải thông qua các phương tiện vận tải của doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tốt nhất và mang đến hiệu quả cao nhất.

f:id:PhuongLoan:20200617130407p:plain

Kỹ sư kỹ thuật môi trường

“Phát triển bền vững”, “thân thiện với môi trường” là những cụm từ bạn thoáng nghe. Điều này đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực giao thông vận tải: Kỹ sư kỹ thuật môi trường làm nhiệm vụ điều tra, khảo sát, đánh giá các tác động đến môi trường do hoạt động GTVT gây nên, từ đó có những tư vấn cụ thể với người có thẩm quyền (các nhà lãnh đạo, ban quản lý dự án…). Ngoài ra, họ cũng nghiên cứu, thiết kế, lắp đặt vận hành, giám sát thi công các công trình về lĩnh vực môi trường.

Kỹ sư kỹ thuật môi trường làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước về GTVT, các cơ quan, tổ chức về môi trường, các công ty xây dựng công trình giao thông, các dự án v.v…

Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn những thông tin bổ ích. Cùng đón chờ bài viết tiếp theo nhé!